Phạm Hồ Thanh Tòng 22-0-20154

 Sau khi ra trường sẽ đi làm ở công ty vị trí sale.Mục tiêu của 5 năm tiếp theo sẽ là lên vị trí phó giám đốc hoặc giám đốc.

Điểm mạnh của bản thân là nhanh nhẹn,dễ gần,hoà đồng,vui tính...

Điểm yếu là chậm hiểu,khó gần với công việc,dễ stress...

Với điểm mạnh như vậy bản thân sẽ có thể giao tiếp và gặp gỡ nhiều người và vị trí công việc sẽ 

đẩy lùi điểm yếu lại 1 phần nào đó.Và đặt ra thử thách cho bản thân là sẽ đạt vị trí cao hơn trước thời hạn mục tiêu 5 năm đã nói ở trên.

Chương I  :  Học Thật - Làm Thật - Sống Thật

Bài học được đúc kết và rút ra sau tiết học:
Sống phải có trách nhiệm 
Học để hiểu 
Đi học đúng giờ 
Thân bệnh nhưng tâm không bệnh 
Quyền của con người : Sống - Tự do - Mưu cầu hạnh phúc , sống cần có trách nhiệm .
CRM là gì Là chiến lược kinh doanh kết lõi,kết hợp , các quá trình và chức năng bên trong với mạng lưới bên ngoài để tạo ra và phân phối giá trị tới khách hàng mục tiêu nhằm đặt trên nền tảng dữ liệu liên quan đến khách hàng có giá trị cao và hỗ trợ bởi công nghệ thông tin .
Vai trò CRM : 
-CRM PT : tập trung vào việc nắm bắt , dự trữ , trích xuất , tích hợp , xử lý , diễn giải , phân phối , sử dụng và báo cáo dữ liệu liên quan tới khách hàng để tăng giá trị cho khách hàng và doanh nghiệp .
-CRM TN : Tự hoạt động và cải thiện quá trình kinh doanh hỗ trợ và phục vụ khách hàng : bán hàng và dịch vụ KH ,mkt.
-CRM CL : tập trung vào việc phát triển văn hoá kinh doanh lấy khách hàng là trung tâm .
-CRM PH / CRM HT : cho phép các doanh nghiệp độc lập kết hợp những nổ lực với nhau để phục vụ khách hàng hiệu quả hơn . Nó cho phép các thông tin có giá trị được chia sẽ trong suốt chuỗi cung ứng .

LÀM THẬT -HỌC THẬT -SỐNG THẬT 

Con người chúng ta có 3 quyền:SỐNG - TỰ DO- MƯU CẦU HẠNH PHÚC .
Đúng giờ

I – Mô hình CRM là gì? Phân biệt mô hình CRM và hệ thống CRM

Mô hình CRM:là một quy trình mô tả cách thức doanh nghiệp,doanh nghiệp sử dụng và phối hợp chặt chẽ các nguồn lực nội bộ phục vụ cho công tác quản lý quan hệ khách hàng. Bao gồm việc:quản lí dữ liệu KH (nhu cầu, mong muốn, sở thích, hành vi mua hàng,…) và sử dụng những thông tin đó để tương tác, giao tiếp với khách hàng hiệu quả nhằm xây dựng, củng cố và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Doanh nghiệp cần phân biệt rõ 2 khái niệm mô hình CRM và hệ thống CRM nếu như muốn triển khai CRM hiệu quả.

Hệ thống CRM là phần mềm được xây dựng để lưu trữ và quản lý mọi thông tin dữ liệu liên quan đến khách hàng nhằm phục vụ cho việc quản trị quan hệ khách hàng. Nói cách khác, hệ thống CRM là công cụ để doanh nghiệp vận hành và áp dụng mô hình CRM.

II – TOP 6 mô hình CRM tốt nhất dành cho doanh nghiệp

1. Mô hình chuỗi giá trị CRM

Mô hình chuỗi giá trị CRM được xây dựng bởi Michael Porter nhằm xác định các hoạt động mà doanh nghiệp cần thực hiện để mang lại giá trị cho khách hàng.

Mô hình chuỗi giá trị CRM mô tả các giai đoạn và hoạt động cần thiết để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, được chia thành 2 phần: 5 giai đoạn chính và 5 hoạt động hỗ trợ.

Mô hình chuỗi giá trị CRM:

Các giai đoạn chính

  • Phân tích danh mục khách hàng: Xác định khách hàng nào mang lại nhiều giá trị nhất. Sau đó phân bổ nỗ lực và tài nguyên để đáp ứng nhu cầu của họ.
  • Sự thân thiết với khách hàng: Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng bằng cách tương tác thường xuyên và thu thập & phân tích dữ liệu sau mỗi lần tương tác. Từ đó điều chỉnh các dịch vụ sao cho phù hợp và theo sát nhu cầu khách hàng.
  • Phát triển mạng lưới: Mạng lưới một doanh nghiệp gồm tất cả những thực thể tham gia vào chuỗi giá trị, bao gồm nhà cung cấp, đối tác, nhà đầu tư,… Toàn bộ các bộ phận này sẽ hoạt động song song cùng nhau để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.
  • Phát triển đề xuất giá trị: Từ những dữ liệu thông tin đã thu thập được từ 3 bước trên, hãy bổ sung những giá trị gia tăng cho khách hàng bằng cách tập trung vào dịch vụ được cá nhân hóa và giảm thiểu chi phí để mang lại nhiều giá trị cho khách hàng hơn.
  • Quản lý mối quan hệ: Nâng cấp quy trình quản trị quan hệ KH bằng cách xác định những điểm có thể cải thiện hoặc thay đổi, sau đó thực hiện cải tiến. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tối ưu hoạt động thu hút và giữ chân khách hàng.

Các hoạt động hỗ trợ cho giai đoạn chính:

  • Lãnh đạo và văn hóa: Nhà lãnh đạo đóng vai trò chỉ đạo hoạt động và thiết lập các tiêu chuẩn vận hành mô hình quản trị quan hệ khách hàng. Văn hóa doanh nghiệp quyết định cách thức các bộ phận hợp tác và làm việc để theo đuổi mục tiêu.
  • Quy trình thu hút: Bạn cần có một quy trình tối ưu để chuyển hóa các khách hàng tiềm năng thành người mua thực sự.
  • Quy trình quản lý nhân sự: Xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh để giải quyết các vấn đề nội bộ hiệu quả trong quá trình vận hành mô hình chuỗi giá trị CRM.
  • Quy trình quản lý dữ liệu/CNTT: Vì CRM là một mô hình chuyên sâu về dữ liệu, nên việc quản lý CNTT cần được kiểm soát chặt chẽ (bảo mật, phân quyền truy cập,…) để đảm bảo mô hình vận hành thành công.
  • Cơ cấu tổ chức: Cần chỉ định rõ ràng nhân sự chịu trách nhiệm cho từng hoạt động và phạm vi báo cáo.

2. Mô hình IDIC

Mô hình IDIC của CRM được xây dựng nhằm đánh giá sự mong đợi của người tiêu dùng và những giá trị gia tăng mà họ mang lại cho doanh nghiệp. Mô hình CRM này được coi như một chuẩn mực để xác định nhu cầu của khách hàng, từ đó làm nền tảng để doanh nghiệp xây dựng phương thức tiếp cận khách hàng hiệu quả.

IDIC – Mô hình xác định nhu cầu khách hàng hiệu quả

Mô hình này giúp các doanh nghiệp thực hiện 4 chiến lược để xây dựng, củng cố và duy trì mối quan hệ 1-1 lâu dài với khách hàng. Mỗi chữ cái trong mô hình IDIC đại diện cho 1 bước trong quy trình quản trị quan hệ khách hàng:

  • Identify – Xác định: Theo mô hình IDIC, bước đầu tiên là xác định các khách hàng tiềm năng. Mỗi doanh nghiệp cần phải xác định ai là khách hàng thực sự của mình và cần có hiểu biết sâu sắc về khách hàng của họ. Điều này giúp doanh nghiệp phát triển mối quan hệ với khách hàng hiệu quả bằng cách sắp xếp họ thành các nhóm theo nhu cầu, mong muốn và hành vi mua hàng để phát triển những chiến lược phù hợp với từng nhóm.
  • Differentiate – Phân biệt: Sau khi đã xác định được chân dung KH mục tiêu, doanh nghiệp sẽ phân biệt họ dựa trên 2 yếu tố chính là:
      • Giá trị mang lại: Phân biệt khách hàng dựa trên những giá trị lâu dài ​​mà doanh nghiệp mong đợi họ sẽ mang lại trong hiện tại và tương lai. Lưu ý rằng không phải mọi khách hàng đều mang lại giá trị như nhau cho doanh nghiệp. Bởi vậy hãy tập trung vào nhóm khách hàng mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.
      • Nhu cầu của khách hàng: Mỗi khách hàng khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau. Bởi vậy việc đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng đòi hỏi  doanh nghiệp cần phải có hiểu biết về nhu cầu của họ.

Phân biệt khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực hợp lý cho từng tệp khách hàng khác nhau.

  • Interact – Tương tác: 2 bước ban đầu của mô hình IDIC đã thiết lập nền tảng để doanh nghiệp phát triển phương thức tương tác với khách hàng. Bởi vậy ở bước này, nhiệm vụ của bạn là tiếp cận và giao tiếp với khách hàng ở nhiều kênh khác nhau và cung cấp cho họ những thông tin được cá nhân hóa theo từng nhóm đối tượng đã được phân loại. Hãy cho khách hàng biết rằng bạn hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ, đây chính là chìa khóa mấu chốt để gia tăng tỷ lệ mua hàng.
  • Customize – Cá nhân hóa: Bước cuối cùng trong mô hình IDIC trong crm đóng vai trò tùy chỉnh cách tiếp cận của doanh nghiệp dựa trên những gì bạn đã khám phá về khách hàng của mình ở 3 bước trước đó. Nghĩa là doanh nghiệp cần thực hiện điều chỉnh các giao dịch hoặc ưu đãi của mình để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hoặc ngân sách của khách hàng. Mục đích chính ở đây là đảm bảo rằng mọi kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn. Hãy sử dụng tất cả thông tin thu thập mà bạn thu thập được về khách hàng của mình và đưa ra các dịch vụ phù hợp.

3. Mô hình QCI:

Mô hình CRM QCI (Chỉ số cạnh tranh chất lượng) tập trung vào việc quản lý khách hàng hơn là cải thiện mối quan hệ với họ. Mô hình này bắt đầu từ yếu tố môi trường bên ngoài. Vì khi khách hàng bắt đầu quá trình mua hàng và tương tác với tổ chức, môi trường bên ngoài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của họ.

Chỉ số cạnh tranh chất lượng – QCI

8 thành phần chính mà doanh nghiệp cần kiểm soát để quản trị khách hàng hiệu quả bao gồm:

  • Phân tích và lập kế hoạch: Thu thập và xử lý những dữ liệu và đặc điểm và hành vi của khách hàng tiềm năng, từ đó tìm ra những giá trị mà công ty bạn có thể mang lại cho khách hàng.
  • Đề xuất: Sử dụng dữ liệu phân tích khách hàng để xác định cách thức doanh nghiệp sẽ phục vụ họ, sau đó đề xuất phương pháp tiếp cận và tương tác với khách hàng.
  • Thông tin dữ liệu và công nghệ: Áp dụng công nghệ để quản lý thông tin dữ liệu khách hàng. Chú ý liên tục cải tiến và nâng cấp công nghệ để tối ưu hiệu quả vận hành.
  • Con người và tổ chức: Phân bổ nhân sự đảm nhiệm các nhiệm vụ như tương tác, chăm sóc, tiếp nhận phản hồi từ khách hàng, bao gồm các thắc mắc về dịch vụ, đánh giá, khiếu nại,…
  • Quản lý quy trình: Đảm bảo kiểm soát chặt chẽ quy trình hoạt động của các bộ phận bán hàng, chăm sóc khách hàng, marketing,… Xác định những “lỗ hổng” trong quy trình và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.
  • Quản lý khách hàng: Bao gồm 3 hoạt động:
      • Thu thập – Tìm hiểu thông tin về khách hàng
      • Thâm nhập – Tiếp cận và kết nối với khách hàng
      • Giữ chân – Giữ liên lạc với khách hàng
  • Đo lường hiệu quả: Phân tích hiệu suất của các bộ phận để xác định mức độ tác động của các nhóm đối với sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Sử dụng các thước đo như khối lượng công việc, giá trị mang lại cho doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở để cải tiến và nâng cao năng suất hoạt động.
  • Trải nghiệm khách hàng: Tiến hành quy trình tương tự như các bước trước, nhưng tập trung làm hài lòng khách hàng thay vì gia tăng số lượng khách hàng.

4. Mô hình của Payne & Frow

Mô hình được phát triển bởi Adrian Payne và Pennie Frow là mô hình CRM không chỉ tập trung vào quy trình mà còn quan tâm đến các yếu tố quan trọng trong hoạt động quản trị quan hệ khách hàng.

Mô hình của Payne và Frows

5 quy trình trong mô hình CRM của Payne & Frow bao gồm:

  • Xây dựng chiến lược: 2 chiến lược trọng tâm của quy trình này bao gồm chiến lược kinh doanh và chiến lược phát triển khách hàng. Chiến lược kinh doanh bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh và những điểm khác biệt làm nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chiến lược khách hàng liên quan đến việc tạo ra giá trị và những phẩm chất có thể khiến khách hàng chọn bạn.
  • Tạo giá trị: Xác định giá trị mà doanh nghiệp có thể mang lại cho khách hàng và ngược lại. Ví dụ: Tổ chức một sự kiện cung cấp không gian độc nhất vô nhị mà người tiêu dùng không thể tìm được ở nơi khác – đó là giá trị mà khách hàng nhận được. Còn giá trị mà bạn nhận được là lòng trung thành của khách hàng.
  • Tích hợp đa kênh: Sau khi phát triển chiến lược và tạo ra giá trị của mình, cần phải truyền thông đến toàn bộ các bộ phận trong tổ chức bao gồm bộ phận bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng,… để đảm bảo họ hiểu rõ trách nhiệm và chức năng của mình.
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động: Khi phương pháp tiếp cận đa kênh của doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả, bạn nên đánh giá lại chiến lược của mình. Nếu khách hàng của bạn hài lòng và các bộ phận đang đáp ứng KPI nghĩa là hệ thống đang vận hành trơn tru. Nếu không, hãy thay đổi chiến lược và giá trị của tổ chức dựa trên thông tin phản hồi từ các bộ phận và khách hàng của bạn.
  • Quản lý thông tin: Thiết lập hệ thống CRM để cập nhật, lưu trữ và quản lý thông tin của khách hàng. Đảm bảo rằng nguồn thông tin được luân chuyển nhịp nhàng và thông suốt cho các bộ phận xử lý. Ví dụ: Nếu khách hàng gọi điện cho bộ phận CSKH và mong muốn nâng cấp gói dịch vụ của mình, nhân viên hỗ trợ có thể nhập thông tin vào CRM và thông báo cho nhóm bán hàng và tiếp thị để nâng cấp gói dịch vụ mới cho khách hàng.

4 yếu tố chính của quy trình Payne & Frow:

  • Sự sẵn sàng của CRM: Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống phần mềm CRM để tạo lập nền tảng cho việc triển khai mô hình CRM.
  • Quản lý thay đổi CRM: Chuẩn bị các giao thức để có thể sửa đổi quy trình làm việc trên CRM trong trường hợp cần thiết. Bao gồm bộ công cụ CRM và các phần mềm khác trước khi bắt đầu với mô hình này.
  • Quản lý dự án CRM: Cần hiểu rõ cách thức các dự án sẽ được vận hành và quản lý trên CRM từ khâu đầu đến cuối.
  • Quản lý nhân sự: Chỉ định rõ nhân sự nào chịu trách nhiệm cho những công việc nào trong quá trình bán hàng.

5. Mô hình CRM của Gartner

Mô hình CRM này được phát triển bởi Gartner Inc., một công ty tư vấn và nghiên cứu CNTT hàng đầu. Gartner định nghĩa CRM là một chiến lược kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận, doanh thu và sự hài lòng của khách hàng bằng cách thúc các quy trình lấy khách hàng làm trung tâm.

Mô hình quản trị khách hàng của Gartner

Mô hình CRM này nhấn mạnh vào 8 năng lực mà một doanh nghiệp nên tập trung bao gồm:

  • Tầm nhìn CRM: Tạo ra một bức tranh toàn cảnh với khách hàng làm trung tâm để xây dựng vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp dựa trên các giá trị được xác định. Tầm nhìn CRM chủ yếu đề cập đến khả năng lãnh đạo, vị thế cạnh tranh và giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi.
  • Chiến lược CRM: Phát triển quan hệ với khách hàng bằng cách mang lại giá trị gia tăng cho họ. Điều này bao gồm việc thiết lập các mục tiêu và xác định cách các nguồn lực sẽ được sử dụng để tương tác với khách hàng.
  • Trải nghiệm khách hàng: Đảm bảo rằng việc cung cấp và tương tác của doanh nghiệp mang lại giá trị liền mạch cho khách hàng. Yếu tố tập trung vào việc thấy hiểu các nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng để phát triển các giải pháp đáp ứng.
  • Hợp tác tổ chức: Thay đổi văn hóa, cấu trúc tổ chức và hành vi để đảm bảo rằng nhân viên, đối tác và nhà cung cấp làm việc cùng nhau để mang lại giá trị cho khách hàng. Nó liên quan đến văn hóa và cấu trúc, kỹ năng và năng lực của nhân sự, các biện pháp khuyến khích và lương thưởng, giao tiếp của nhân viên với các đối tác và nhà cung cấp.
  • Quy trình CRM: Quản lý hiệu quả không chỉ các quy trình trong vòng đời của khách hàng mà còn cả các quy trình phân tích và lập kế hoạch nhằm xây dựng dữ liệu về khách hàng.
  • Thông tin CRM: Thu thập và quản lý thông tin dữ liệu của khách hàng một cách chặt chẽ làm tài nguyên cho các bộ phận sử dụng.
  • Công nghệ CRM: Quản lý dữ liệu và thông tin, cơ sở hạ tầng và kiến ​​trúc CNTT phục vụ cho quy trình quản lý khách hàng và triển khai mô hình CRM
  • Đo lường CRM: Đo lường các chỉ số bên trong và bên ngoài về sự thành công và thất bại của mô hình CRM. Các thông số được sử dụng để đo lường là giá trị, sự duy trì, sự hài lòng, lòng trung thành, chi phí để phục vụ khách hàng…
  • CHƯƠNG 2:
  • Hồ sơ khách hàng là gì?

    Hồ sơ khách hàng (Customer Profile) là một loại tài liệu dùng để mô tả những đặc điểm về tâm lý, đại lý, nhân khẩu học, kiểu cách, sở thích, cũng như các điểm đau của khách hàng hay một nhóm khách hàng tiềm năng của công ty. Hồ sơ khách hàng có bố cục giống như một bản mô tả về một cá nhân thật, bao gồm đầy đủ hình ảnh và các thông tin cá nhân một cách chi tiết.

    Hồ sơ khách hàng là gì

    Hồ sơ khách hàng là gì?

    Phân biệt hồ sơ khách hàng và người mua hàng

    Hồ sơ khách hàng và người mua hàng là hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn, tuy nhiên hai thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau và phục vụ với mục đích khác biệt. Hồ sơ khách hàng chỉ ra kiểu khách hàng phù hợp với dịch vụ/ sản phẩm của bạn. Còn người mua hàng là đại diện cho khách hàng giả định mà bạn muốn nhắm tới dựa vào các tập dữ liệu như: động cơ, mục tiêu, điểm khó khăn…

    Một cách dễ hiểu hơn, hồ sơ khách hàng giúp bạn hiểu kỹ hơn về nhân khẩu học và các thuộc tính khác của khách hàng hơn so với mua hàng.

    Các yếu tố cơ bản của hồ sơ khách hàng

    Hồ sơ khách hàng bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

         Các yếu tố cơ bản của hồ sơ khách hàng

    Các yếu tố cơ bản của hồ sơ khách hàng

    • Nhân khẩu học: Yếu tố này cho biết các thông tin về tên, tuổi, giới tính, chủng tộc, nghề nghiệp, tôn giáo, tình trạng hôn nhân…của khách hàng. Nắm được các thông tin về nhân khẩu học, doanh nghiệp sẽ cung cấp được các dịch vụ hoặc sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ.
    • Vị trí địa lý: Bao gồm những thông tin liên quan về khu vực sinh sống hiện tại, quê quán và các đặc điểm liên quan tới các khu vực.
    • Hành vi: Yếu tố hành vi khách hàng tiết lộ các thông tin về cách thức mua hàng, những yếu tố có ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng, yếu tố về giá cả hoặc các chương trình khuyến mãi, điều gì thúc đẩy họ mua hàng và nguyên nhân tại sao.  
    • Tâm lý: Các thông tin về khách hàng của công ty sẽ được mô tả sâu sắc hơn thông qua yếu tố tâm lý, cụ thể: Niềm tin và hành vi của khách hàng, bao gồm sở thích, tính cách, lối sống và giá trị của họ. Hy vọng, nỗi lo lắng sợ hãi và mong muốn của người khách hàng. Nỗi đau và thách thức: dịch vụ hoặc sản phẩm hiện tại cung cấp chất lượng không tốt, giá thành cao…
    • Kinh tế xã hội: Đa số các hồ sơ khách hàng lý tưởng cũng có những thuộc tính liên quan tới giáo dục, cơ cấu gia đình, thu nhập. Từ đó, công ty có thể nghiên cứu nhóm kinh tế xã hội mà khách hàng thuộc vào.
    • RFM: Là từ viết tắt của: Recency: Khách hàng mua hàng như thế nào trong những lần gần đây. Frequently: Mức độ mua hàng thường xuyên của khách hàng. Montary: Khách hàng bỏ ra bao nhiêu tiền để mua hàng.

    Tùy thuộc vào mục tiêu tiếp thị và mô hình của công ty mà một hồ sơ khách hàng không nhất thiết bao gồm đầy đủ 3 yếu tố trên.

    Giá trị mà một hồ sơ mang lại cho doanh nghiệp

    Hồ sơ khách hàng mang lại cho doanh nghiệp những giá trị sau đây:

    Giá trị mà một hồ sơ mang lại cho doanh nghiệp

    Giá trị mà một hồ sơ mang lại cho doanh nghiệp

    • Giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới dễ dàng. Thông qua những hồ sơ khách hàng này, họ có thể xây dựng chân dung KH mới từ đó điều chỉnh lại chiến lược, kế hoạch triển khai phù hợp với mong muốn và đặc điểm của họ.
    • Giúp doanh nghiệp biết được khách hàng của mình đang cần gì hay gặp khó khăn gì cũng như đặc điểm chung của mỗi nhóm. Từ đó, đưa ra kế hoạch và các chiến lược tiếp cận của mình đến với nhóm khách hàng mục tiêu để giảm thiểu lãng phí nguồn lực và chi phí cho quảng cáo không cần thiết.
    • Giúp doanh nghiệp có được thông tin về sở thích và thị hiếu của từng nhóm khách hàng khác nhau. Việc nghiên cứu hồ sơ này thường xuyên, doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm của mình cho từng đối tượng khách hàng cụ thể và`điều chỉnh dịch vụ của mình để đáp ứng mong muốn của họ.
    • Giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng của mình là ai, mong muốn của họ là gì để có thể phục vụ họ một cách tốt nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể dự đoán được các vấn đề sẽ xảy ra khi nghiên cứu hồ sơ khách hàng để chuẩn bị trước những giải pháp phù hợp và hiệu quả với họ nếu họ liên hệ. 

    Quy trình các bước xây dựng hồ sơ khách hàng hiệu quả

    Dưới đây là quy trình các bước để xây dựng hồ sơ khách hàng hiệu quả:

    Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng

    Để thực hiện bước này, bạn cần đặt ra một số câu hỏi như: Khách hàng nào gắn bó với doanh nghiệp của bạn trong thời gian lâu nhất? Ai là người giới thiệu doanh nghiệp của bạn với bạn bè, gia đình, người quen của họ? Từ những khách hàng đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ tạo ra danh sách những khách hàng cốt lõi - những người nhận được nhiều giá trị hơn từ dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp và luôn sẵn sàng giới thiệu cho mọi người sử dụng sản phẩm doanh nghiệp.

    Quy trình các bước xây dựng hồ sơ khách hàng hiệu quả

    Quy trình các bước xây dựng hồ sơ khách hàng hiệu quả

    Để giúp mọi người có thể dễ dàng xác định được khách hàng tiềm năng phù hợp với doanh nghiệp của mình, Bizfly đã nghiên cứu và xây dựng lên nội dung bài viết "KH tiềm năng là gì?Các để tìm kiếm và xác định KH tiềm năng". Mời bạn đọc cùng tham khảo và bổ sung thêm kiến thức cho mình.

  • Bước 2: Nghiên cứu về quá trình trải nghiệm sản phẩm dịch vụ của khách hàng:

    Trong suốt quá trình mua hàng, điểm tiếp xúc của khách hàng với doanh nghiệp sẽ được quan tâm đến. Điều này giúp doanh nghiệp thấu hiểu thêm về đối tượng khách hàng tiềm năng mà mình đang hướng tới thông qua các nhu cầu, khó khăn mà họ đang gặp phải…

    Bước 3: Liệt kê các thuộc tính chung của khách hàng:

    Sau khi đã có danh sách khách hàng tiềm năng, bạn cần liệt kê ra tất cả những thuộc tính quan trọng của họ. Các thuộc tính chính thông thường sẽ liên quan tới: tâm lý, nhân khẩu học, kinh tế xã hội, phân khúc địa lý…

    Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ khách hàng:

    Sau khi thu thập đầy đủ các  yếu tố có liên quan, doanh nghiệp có thể tập hợp chúng lại và hoàn thiện hồ sơ khách hàng của mình, từ đó sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    Hồ sơ khách hàng là một đòn bẩy quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, là chiếc cột giúp doanh nghiệp bám sát khi phát triển và xây dựng các chiến lược kinh doanh nhằm tạo ra dịch vụ, sản phẩm đáp ứng tốt mong đợi và nhu cầu của khách hàng.

CHƯƠNG 3

  TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG

I. MỤC TIÊU CHƯƠNG

1. Hiểu được chức năng, nhiệm vụ của nhân viên phục vụ khách hàng.
2. Biết được một số nội dung đào tạo nhân viên phục vụ khách hàng.
3. Bồi dưỡng năng lực và phẩm chất của nhân viên dịch vụ khách hàng.
4. Hiểu được áp lực mà nhân viên phục vụ phải đối mặc.
5. Hiểu được cơ chế thưởng phạt nhân viên phục vụ khách hàng.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG

1.Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên phục vụ khách hàng

Bảng hướng dẫn công việc phục vụ khách hàng
Trách nhiệm trước công việc
Yêu cầu về chức năng và nhiệm vụ:
- Yêu cầu về nhân khẩu học: giới tính, tuổi, học lực, kinh nghiệm làm việc.
- Yêu cầu thể chất: Tình trạng sức khỏe.
- Yêu cầu về tâm lý: khả năng quan sát, tập trung, học tập, giải quyết vấn đề, tính sáng tạo, tính cách....

2.Đào tạo nhân viên phục vụ khách hàng

Đào tạo nhân viên hoàn thiện mọi mặt.
Doanh nghiệp xây dựng hệ thống đào tạo hoàn thiện, bao gồm:
1- Chiến lược và văn hóa công ty.
2- Xây dựng chiến lược đào tạo
3- Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm
4- Đào tạo biên chế dự trù.
5- Thực hiện công tác đào tạo.


Nội dung đào tạo:
Liên quan đến tình hình doanh nghiệp.
Liên quan đến tình hình sản phẩm của doanh nghiệp
Trên cơ sở nhận thức cảm tính đối với quá trình thúc đẩy bán hàng.
Liên quan đến tình hình thị trường.
Tình hình của đối thủ cạnh tranh.


Cách thức và phương án đào tạo thường gặp:
Đào tạo trực tiếp tại hiện trường
Đào tạo theo vai trò
Đào tạo tập trung theo lớp
Đào tạo thông qua phương tiện truyền thông
Hội thảo đào tạo
Đào tạo online



3.Bồi dưỡng năng lực và phẩm chất của nhân viên dịch vụ khách hàng

Những phẩm chất cần có:
Thân thiện, hài hòa
Thành thật
Tự tin
Lạc quan
Gắn kết khách hàng
Khiêm tốn
Trách nhiệm


Những khả năng cần có của một nhân viên phục vụ khách hàng:
Khả năng lý giải
Sức ảnh hưởng và tính linh hoạt
Tính nhạy bén
Khả năng kĩ thuật
Khả năng giải quyết vấn đề
Xây dựng tín nhiệm với khách hàng
Tính sáng tạo
Khả năng phân tích



4.Áp lực mà nhân viên phục vụ phải đối mặt

Nâng cao giá trị kì vọng của khách hàng
Những kiến nghị của khách hàng do sai sót của nhân viên phục vụ
Áp lực công việc vượt quá khả năng gánh vác
Sự cạnh tranh trong cùng ngành nghề
Yêu cầu không hợp lý từ khách hàng
Thiếu kĩ năng phục vụ
Những biến động về nhu cầu phục vụ trong thời kì cao điểm



5.Cơ chế thưởng phạt nhân viên vụ khách hàng

Xây dựng cơ chế thưởng phạt minh bạch
Những hành vi được thưởng
Những hành vi bị phê bình
Những hành vi bị thôi việc


Nhận xét